Nguyễn Thị Kim Oanh, học sinh lớp 12 trường THPT Đào Sơn Tây (TP Thủ Đức), nói thấy hào hứng ngay khi đọc đề. Kim Oanh cho rằng đề năm nay lạ so với những năm trước khi đưa ra một chủ đề là "gọi đời vào trong chữ", xuyên suốt cho cả câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượ"Đề thi đưa ra nhiều vấn đề cho thí sinh lựa chọn, cũng là thử thách đòi hỏi học sinh vận dụng thực tế, thể hiện quan điểm về các vấn đề xã hội", Kim Oanh chia sẻ.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượĐề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 của TP HCM. Ảnh: Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượThầy Đỗ Đức Anh, giáo viên Ngữ văn, trường THPT Bùi Thị Xuân và cô Lê Thị Việt Hà, trường THPT Đào Sơn Tây, đều cho rằng đây là đề thi hay, đặc biệt là câu nghị luận xã hội. Đề thi đưa ra nhiều gợi ý: khủng hoảng bản sắc, khoảng cách thế hệ, hội nhập toàn cầu, áp lực đồng trang lứa, thể hiện bản thân, trí tuệ nhân tạo. Học sinh có thể linh hoạt liên kết các từ ngữ này thành một vấn đề để bày tỏ quan điểm thay vì bàn bạc về một ý kiến có sẵn như thông thường.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượ"Lâu rồi tôi mới bắt gặp một đề thi học sinh giỏi đầy cảm hứng như thế này. Tôi nghĩ về phía học sinh, các em sẽ có nhiều "đất" để thể hiện khả năng, đam mê của mình", thầy Đức Anh nói.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượNhiều năm theo dõi kỳ thi, cô Hà đánh giá đề thi học sinh giỏi Văn của thành phố luôn có nét mới, không lặp lại, đi vào lối mòn. Với câu nghị luận văn học, vấn đề đặt ra về giá trị của văn học, tài năng, cá tính sáng tạo của một nhà văn phù hợp với mức độ của một đề thi học sinh giỏi.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượTheo thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Ngữ văn, trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên), cách đặt yêu cầu của hai câu đều mở, không gò ép học sinh vào khuôn mẫu hay những nhận định, ý kiến cụ thể.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượ"Tôi thích cách ra đề như thế này", thầy Minh nói, cho rằng nên khuyến khích cách ra đề thi tương tự.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượCả ba giáo viên đều cho rằng đề thi mới mẻ về hình thức, nội dung nhưng sâu sắc, không xa rời thực tế, có thể chọn lọc thí sinh có năng lực, đam mê viết, khả năng tổng hợp, vận dụng và lập luận.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượThí sinh tham dự kỳ thi học sinh lớp 12 của TP HCM sáng 7/3 tại trường THPT Bùi Thị Xuân. Ảnh: Nhật Lệ
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượSáng 7/3, hơn 5.000 học sinh TP HCM tham gia kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 với 12 môn thi, gồm: Văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Anh.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượNăm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM khống chế mỗi trường chỉ được cử tối đa 5 học sinh cho một môn thi thay vì 10 em như trước, trừ trường chuyên và trường có học sinh đoạt giải nhất năm ngoái.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượTổng số giải được trao không quá 60% số thí sinh dự thi, trong đó, số giải nhất không vượt quá 5%, số giải nhì không vượt quá 35%.
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượNhật Lệ
ĐềthihọcsinhgiỏiVăncủaTPHCMđượ